Nội dung bài viết
Biếng ăn ở trẻ là tình trạng trẻ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không nạp được đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể. Biếng ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Có nhiều mức độ biếng ăn khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn rất ít một số loại thức ăn hoặc tệ hơn là bỏ ăn, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn và nôn trớ.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn là:
Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, chế độ ăn mất cân đối như chỉ ăn thiên một nhóm thực phẩm, hoặc không cung cấp đủ 4 loại thực phẩm chính là protein, béo, tinh bột và khoáng chất. Điều này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6, B12) làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dưỡng chất; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, đầy bụng, khó chịu dẫn đến biếng ăn, hay thiếu Protein khiến trẻ chậm tăng cân,…
Trẻ đang lẫy, ngồi, bò, đi, mọc răng… Sự thay đổi sinh lý giữa các giai đoạn là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Trẻ mọc răng, lở miệng, sâu răng… thường sẽ bỏ ăn vì đau, khó chịu khi ăn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không muốn ăn dẫn đến biếng ăn, chậm phát triển.
Trẻ bị ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi)… thường ăn ít hoặc bỏ ăn do không thấy đói, không muốn ăn.
Bé uống kháng sinh dài ngày, bổ sung sắt, bổ sung vitamin A, vitamin D quá mức đều dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Biếng ăn ở trẻ có thể do thức ăn không được chế biến hấp dẫn, hoặc một số món ăn hoặc nguyên liệu nào đó bị lặp đi lặp lại quá thường xuyên.
Cha mẹ bắt trẻ ăn uống thất thường hoặc ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ ngọt trước bữa ăn chính. Điều này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên ăn ít hoặc bỏ bữa.
Cho trẻ xem tivi, chơi điện tử,… trong khi ăn khiến trẻ mất tập trung khi ăn, ăn lâu dẫn đến hiện tượng đầy bụng, trẻ không ăn được nhiều và không muốn ăn. .
Lượng thức ăn hoặc bữa ăn không hợp lý, quá nhiều hoặc quá ít.
Cha mẹ ép con ăn bằng cách đánh, la mắng và ép con ăn hết mức. Đôi khi cha mẹ đòi trẻ ăn quá nhiều và kết quả là trẻ bị nghẹn, nôn trớ hoặc chống cự. Cứ tiếp tục như vậy trẻ sẽ không dám ăn dẫn đến biếng ăn.
Trẻ có thể đột nhiên chán ăn nếu có sự thay đổi về môi trường, giờ ăn, địa điểm và người cho trẻ ăn. Đặc biệt là những đứa trẻ phải xa cha mẹ, ông bà… tính tình thất thường, hờn dỗi, không muốn ăn.
Cha mẹ quá thờ ơ với con cái, trẻ không chịu ăn và phản kháng.
Biếng ăn có thể làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên tăng khoảng 100-200 gam mỗi tháng. Nếu không được điều trị, trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng suy giảm, dễ ốm vặt, biếng ăn ngày càng nhiều.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, suy dinh dưỡng mãn tính có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng trưởng chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ thấp bé, còi cọc cao hơn, quá trình phục hồi dinh dưỡng cũng khó khăn và lâu hơn so với trẻ biếng ăn nhẹ.
Biếng ăn là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thể chất của trẻ. Cha mẹ nên xác định và khắc phục nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, đồng thời phối hợp nhiều biện pháp điều trị biếng ăn dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm bổ sung có chứa lysine, các khoáng vi lượng thiết yếu và vitamin như kẽm, crom, selen, vitamin B để giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp trị biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ cũng có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên để trẻ hấp thu tốt hơn. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện các triệu chứng của bé phải được thực hiện lâu dài. Việc phối hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hay thay đổi nhiều loại trong thời gian ngắn sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé khó chịu và không tốt chút nào. Vì vậy, cha mẹ phải thật sự kiên quyết đồng hành cùng con.
Xem thêm: Các triệu chứng khi thiếu vitamin E và cách bổ sung tốt nhất cho cơ thể